Mách nhỏ cách uống rượu cần chuẩn phong tục dân bản

Mách nhỏ cách uống rượu cần chuẩn phong tục dân bản

Supper Admin
17

“Rượu cần” không chỉ đơn giản là một loại rượu được uống bằng cần. Để hình thành nên văn hóa rượu cần là nhiều yếu tố đi kèm khác về văn hóa như tâm linh, phong tục, tín ngưỡng… Hôm nay, hãy cùng Rượu Tốt tìm hiểu cách uống rượu cần chuẩn phong tục Tây Nguyên, Đà Lạt, Y Miên nhé!

Đôi nét về rượu cần Tây Nguyên, Đà Lạt và Y Miên

Rượu cần là một loại rượu truyền thống của người dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở các vùng Tây Nguyên, Đà Lạt, Y Miên và miền núi phía Bắc. Rượu cần còn có tên là "lảu kép" (rượu trấu), "lảu bẳng" (rượu ống), "lảu co" (rượu cây) hay "lảu xá" (rượu vỏ trấu),.. Rượu được làm từ gạo, ngô, hoặc sắn lên men tự nhiên trong chum. Rượu cần có hương vị đặc trưng và là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người dân bản.

Xem thêm: Cách Ngâm Rượu Đông Trùng Hạ Thảo Tươi - Tại đây

cach uong ruou can

Một ché/chum rượu ngon, đúng hương vị của người bản địa rượu phải ngọt đắng, uống vào có cảm giác nồng ấm, sảng khoái lâng lâng. Rượu cần không phải là thức uống giải sầu. Nó là loại rượu được dùng trong những cuộc vui, lễ hội và để mời khách quý. Mọi người quây quần quanh ché rượu có thể xích lại gần nhau hơn, thương yêu đùm bọc nhau hơn.

Vậy bạn đã biết cách uống rượu cần đặc sản Tây Nguyên này hay chưa? Cùng chúng tôi tham khảo cách dưới đây nhé.

Cách uống rượu cần ngon nhất

Về nhiệt độ, rượu cần Tây Nguyên ngon nhất là khi uống lạnh. Dùng nước nóng sẽ làm rượu mất đi hương vị, thậm chí ngai ngái như rượu hỏng.

Chuẩn Bị Rượu và Dụng Cụ

Rượu cần được để trong ché. Ché rượu làm bằng đất, tráng men sành sứ với những họa tiết mang nét văn hóa riêng của từng dân tộc. Các ché này có 3 loại: Ché nhỏ thường dành cho 2 người, các cặp đôi, vợ chồng; Ché nhỡ thường dành cho 4, 6, 8 người. Còn ché to dành cho 10, 12, 14 người… (theo số chẵn).

Cần hút được làm từ tre hoặc nứa, phải dài và có độ mềm dẻo, sạch để đảm bảo vệ sinh.

Đổ Nước Vào Ché Rượu

Bỏ nắp ché ra, đổ nước lọc vào đầy ché. Ngâm khoảng 30 phút cho ngấm. Khi đã uống vơi thì tiếp tục đổ nước vào ché (không cần ngâm) và uống cho đến khi vị rượu nhạt dần.

Cắm Cần Vào Ché

Cần được cắm một đường xuống đáy ché để tránh cho trấu lọt vào trong.

Uống Rượu

Lần lượt hút theo thứ tự: Nữ uống trước, nam uống sau - lần lượt từ chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em chủ nhà, người già,… Nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Cho dù không quen uống rượu, đã ngậm cần là phải uống. Điều này bày tỏ niềm tôn trọng cho chủ nhà và đáp lại sự đón tiếp của họ.

cach uong ruou can ngon nhat

Lưu ý, cần rượu không bao giờ được để trống, nếu không sẽ là thất lễ. Khi đã uống xong, hãy lấy tay bịt đầu cần rồi truyền cho người khác. Tuyệt đối không dùng tay trái để truyền/nhận cần vì theo phong tục, đây là hành động khinh thường, không tôn trọng.

Xem thêm: Cách Làm Rượu Nếp Sữa Của Nghệ Nhân 3 Đời

Bảo quản rượu cần sau khi mở nắp

Rượu cần chưa mở nắp thì để càng lâu càng ngon. Tuy nhiên một khi đã mở nắp và châm nước thì chỉ uống được trong vòng 24 tiếng. Nếu để lâu sẽ bị chua.

Cách uống rượu cần Tây Nguyên hay cách uống rượu cần Đà Lạt đều áp dụng theo các bước trên

Lời tạm kết

Rượu cần không có nồng độ cao như rượu gạo miền xuôi, thế nhưng khi đã say thì cũng không kém phần dữ dội. Việc uống rượu cần đúng cách không chỉ giúp bạn thưởng thức hương vị tuyệt vời của rượu mà còn giúp tôn trọng văn hóa truyền thống. Trên đây là cách uống rượu cần chuẩn phong tục dân bản. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về rượu cần và cách uống rượu cần ngon nhất. Rượu Tốt chúc bạn có những cuộc vui an toàn!

Hệ thống rượu bia tốt biatot.com (Công ty TNHH Dịch Vụ và Thương Mại Toàn Thịnh)

Hotline:

0368.044.456 | 0944.235.529 | 0784.788.678

TP. Hà Nội

  • 243 phố Đặng Tiến Đông, Trung Liệt, Đống Đa (đường ven hồ Hoàng Cầu) (Có chỗ đậu ôtô)
  • H5-TM6, Shophouse Hope Residence, số 1 Nguyễn Lam - Phúc Đồng - Long Biên - Hà Nội (Có chỗ đậu ôtô)

Hà Tĩnh

  • 41 Lê Quý Đôn, Phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh (Có chỗ đậu ôtô)

TP. Hồ chính minh

Nghệ An

  • 07 Nguyễn Chích - Quang Trung - TP Vinh - Nghệ An (Có chỗ đậu ôtô)