Rượu vang có thể có vị khô hoặc ngọt tùy vào phương pháp sản xuất và lượng đường mà nho tiết ra trong quá trình làm rượu. Vậy lượng đường trong rượu có thể được xác định và phân loại như nào? Người tiểu đường có uống được rượu vang không? Cùng Rượu Tốt trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!
Theo nhiều nghiên cứu, những người bị bệnh tiểu đường vẫn được phép tiêu thụ rượu vang có đường dư, nhưng chỉ nên uống ở mức vừa phải. Người ta còn phát hiện ra rằng những người uống rượu vừa đủ một cách thường xuyên thậm chí còn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Rượu vang có thể làm tăng độ nhạy của insulin (hormone chuyển hóa carbohydrate), xử lý và kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
Một số loại thuốc chữa bệnh tiểu đường sẽ có phản ứng xấu nếu tiếp xúc với rượu, đặc biệt là những người có mắc bệnh về gan. Tốt nhất là quý vị nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chính xác hơn về liều lượng tiêu thụ.
Xem thêm: Cách Ngâm Rượu Mơ Không Đường Tốt Cho Sức Khỏe
Lượng đường trong rượu đến từ lượng đường còn sót lại trong nho sau quá trình làm rượu. Sau khi nấm men tiêu thụ đường fructozo và glucozo trong nho ban đầu và tạo nên một lượng đường dư (RS), đem đến vị ngọt cho rượu.
Khi hai loại đường bị tiêu thụ hết, kết quả sẽ tạo ra rượu vang khô, lượng đường thấp hoặc thậm chí không có. Thông thường, nhà làm rượu sẽ ngăn nấm men tiếp tục tiêu thụ đường trong rượu bằng phương pháp làm lạnh nhanh. Điều này khiến rượu có vị ngọt và nồng độ cồn ở mức thấp hơn so với vang khô. Dựa trên hàm lượng đường (gram/lít), rượu được chia thành 5 loại:
Bảng phân loại rượu vang theo hàm lượng đường
Nếu chỉ nếm thử rượu, quý vị sẽ khó có thể xác định rượu vang có bao nhiêu đường. Kể cả những chuyên gia, được đào tạo bài bản cũng chưa chắc đã nhận định được điều này. Đôi khi hàm lượng đường sẽ được ghi trên nhãn chai, nhưng điều này là không bắt buộc nên các nhà máy rượu thường không làm vậy. May thay, những nhà rượu lớn, nổi tiếng sẽ cung cấp thông số kỹ thuật về lượng đường dư của chai rượu trên website của họ.
Vậy làm thế nào nếu ngay cả thông tin đó cũng không có? Dưới đây là hai cách xác định hiệu quả:
Trên thực tế, nếu không có đường thì sẽ không có rượu vang. Hiếm khi nhà rượu thêm đường vào quá trình lên men. Chính vì vậy, đường trong rượu được sinh ra một cách tự nhiên nên việc có một chút vị ngọt là điều rất bình thường. Việc tiêu thụ đường tự nhiên không có giới hạn chung nào. Theo chế độ ăn của người Mỹ, họ khuyến nghị rằng hàm lượng carbohydrate (có trong đường, tinh bột và chất xơ) chỉ nên chiếm khoảng 45-65% tổng calo một ngày (nữ ~ 25g/ngày; nam ~ 36g/ngày).
Trên đây là cách xác định lượng đường trong rượu cùng thông tin thêm về mối quan hệ giữa đường trong rượu và bệnh tiểu đường. Lượng đường dư thương rất khó để nắm bắt nếu không có thiết bị đo lường hoặc thông số cụ thể được cung cấp. Mong rằng bài viết của Rượu Tốt vẫn sẽ mang đến những kiến thức thú vị cho bạn đọc.