Có thể nói ngày nay rượu vang đã trở thành thức uống cực kỳ quen thuộc không chỉ trên thế giới mà ngay cả đối với thực khách Việt Nam, nó cũng xuất hiện trong cả cuộc sống thường ngày.
Nắm bắt được nhu cầu của người dân, từ đó rượu vang Đà Lạt được ra đời, trở thành một niềm tự hào của dân tộc. Nhưng liệu rượu vang Đà Lạt có thật sự tốt, hay có thể so sánh được với các loại rượu vang nhập khẩu hay không?
Hôm nay hãy cùng Rượu Tốt tìm hiểu về ưu nhược của dòng vang này nhé!
Thời điểm cuối của những năm 1990 khi mà Việt Nam chưa có bất kỳ nhà sản xuất hay thương hiệu rượu vang nào đạt tiêu chuẩn Châu Âu, sau khi trải qua một thời gian tìm hiểu về công thức của nước bạn thì đến năm 1999 rượu vang Đà Lạt chính thức được ra mắt trên khắp thị trường Việt Nam.
Thuở đầu, dòng rượu vang này chỉ có duy nhất một loại là vang đỏ Đà Lạt. Học hỏi được các công nghệ trong ngành sản xuất rượu vang của Châu Âu cùng với thế mạnh chính là điều kiện tự nhiên của vùng đất như tên gọi, sản phẩm vang được ra đời mang một vài hương vị truyền thống, có phần tương tự với rượu vang Pháp.
Chateau Dalat là cái tên được lấy cảm hứng từ vùng đất lừng danh của nước Pháp. Bởi nền chủ đạo chính trong ngành công nghiệp rượu vang tại Việt Nam mà cụ thể là Đà Lạt đã coi Pháp như một bậc tiền bối trong lĩnh vực này nhằm noi theo. Có thể thấy rằng điều kiện khí hậu tại nơi đây mát mẻ cũng có xu hướng giống với quốc gia kia, phù hợp làm cái nôi để nuôi dưỡng và cho ra đời các dòng rượu vang Đà Lạt ngày nay.
Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tuy chưa thể sánh được với bề dày lịch sử của những quốc gia trong thế giới cũ, nhưng rượu vang Đà Lạt cũng ngày một cải thiện, tiến triển hơn rất nhiều. Nắm bắt được nhu cầu của thực khách, một số dòng vang được áp dụng quy trình ủ sồi nhằm tạo ra hương vị tuyệt hảo cùng với chất rượu đậm đặc hơn.
Trong tất cả các dòng rượu vang hiện được sản xuất tại nước ta thì vang Đà Lạt là cái tên duy nhất được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và cũng chính là thương hiệu đầu tiên được xuất khẩu.
Cũng không hề thua kém gì những dòng vang nổi bật trên quốc tế, rượu vang Đà Lạt cũng nuôi trồng được nhiều giống nho chủ đạo, ngon nhất nhì để làm thành phần chính trong sản xuất như là nho Cabernet Sauvignon, Melot hay Chardonnay.
Trong một buổi nếm thử rượu mù, tức là các nhãn chai sẽ hoàn toàn bị bao bọc lại. Các khách mời sẽ lần lượt nếm thử và kết quả đáng nói ở đây là đa số các thực khách đều đoán hương vị của rượu vang Đà Lạt là Úc hoặc Chile. Từ việc nhầm lẫn đó có thể thấy rượu vang đỏ của chúng ta rất giống vang ngoại, mang hương vị đậm đà và mềm mượt.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi thực khách. Có thể nói, về hương vị và chất lượng thì rượu vang Đà Lạt chẳng hề kém cạnh những dòng vang bình dân của Pháp, Ý hay Chile. Tuy nhiên rượu vang Đà Lạt thường không có tiềm năng lão hóa nhiều như các dòng nhập khẩu khác, chúng chỉ để được trên dưới 4 -5 năm nếu được đảm bảo trong điều kiện bảo quản ổn định.
Với giá thành 300.000 – 400.000vnd là bạn có thể sở hữu được một chai vang Đà Lạt cao cấp cho bữa tiệc của gia đình, nhưng trong tầm giá đó thì bạn sẽ sở hữu một chai rượu vang ngoại tầm trung. Tuy nhiên, giá thành không phải là cách để đánh giá hương vị của một chai vang, hãy nếm thử và cảm nhận.
Như quý khách cũng biết, ngày nay người dân Việt Nam nói riêng, đã không còn xa lạ với nét văn hóa thưởng thức rượu vang nữa. Thậm chí thói quen ấy còn được áp dụng để dùng trong hàng ngày.
Với một thị trường rộng mở và có xu hướng phát triển không ngừng như vậy thì không quá khó để có thể tìm được một chai vang của bất kỳ thương hiệu nào. Nhưng có lẽ điều mà quý khách còn đang băn khoăn đó là sự đảm bảo về chất lượng của chúng.
Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử của dòng vang Đà Lạt. Từ đó có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khẩu vị nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại!