Trong số hàng trăm thương hiệu vang Pháp đình đám, rất ít nhà sản xuất rượu còn đủ điều kiện để tiếp tục tục sản xuất rượu Champagne theo phương pháp truyền thống từ nhiều thế kỉ trước.
Trong số những tên tuổi đó phải kể đến nhà Bollinger - được biết đến nhiều nhất ở Vương quốc Anh - đã sở hữu bề dày lịch sử thương hiệu lên đến 200 năm. Cái tên Bollinger là một trong số ít những xưởng rượu Champagne truyền thống còn sót lại cho đến nay.
Nổi lên bằng thức rượu pha trộn độc đáo với tầng hương base của Pinot Noir, Bollinger luôn đem đến những giá trị ngoài mong đợi, những hầm rượu vang lão hóa gấp 2 - 3 lần thời gian yêu cầu của Cục Quản lí. Tăng thời gian lão hóa rượu và giữ nguyên phương pháp lên men bị cho là lỗi thời, các tín đồ rượu vang am hiểu đều tìm đến các siêu phẩm Champagne Bollinger chất lượng vượt trội.
Từ dòng dõi tăng lữ, hoàng gia đến các thực khách hơi hướng hiện đại, dưới đây đều là 7 sự thật về Champagne Bollinger phải nằm lòng!
Mặc dù tên tuổi được lấy cảm hứng từ gia đình Bollinger, người đặt nền móng đầu tiên cho lịch sử phát triển 200 năm lại thuộc dòng dõi quý tộc Pháp - Anthanse de Villermont. Đánh hơi được sự đón nhận rộng rãi trong ngành sản xuất Champagne, bằng tiềm lực tài chính khủng và thừa kế bất động sản của gia tộc, Anthanse de Villermont bắt tay xây dựng đế chế của riêng mình. Tuy vậy, dù rất đam mê thưởng thức các dòng Champagne thượng hạng, hệ thống pháp chế đương thời không cho phép ông tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh doanh sau này.
Joseph “Jacques” Bollinger - chuyên viên Sale đỉnh cao trong ngành, “cánh tay phải" đắc lực của Anthanse de Villermont - được chọn mặt, gửi vàng, thay ông quản lý đứa con tinh thần của mình. Năm 1829, Bollinger nhanh chóng đi lên trở thành thương hiệu Champagne hàng đầu khu vực.
1899, ngày sau khi Georges Bollinger tiếp quản công việc kinh doanh của cha, rất nhiều vấn đề nảy sinh. Chưa kịp làm quen với chiếc ghế chủ tịch, Georges phải đối đầu với cơn bệnh dịch Phylloxera - nỗi kinh hoàng của mọi vườn nho thời bấy giờ phá hủy tất cả những cánh đồng mà nó đi qua, mất 20 năm. Cuối khủng hoảng năm đó là Thế chiến II, vườn nho của Georges và cả một vùng Champagne rộng lớn đang phải đối diện với nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn.
Champagne không may là chiến trường chính của 2 cuộc tấn công lớn, phá hủy mọi cảnh quan, hầm rượu và vườn nho bị hư hại nặng nề.
Khi Pháp bị bao vây bởi nhiều chiến hạm Đức, bà Elizabeth Lily Bollinger - thế hệ thứ 4 tiếp quản lại doanh nghiệp triệu đô - cam kết cống hiến hết mình cho cộng đồng công nhân Pháp lân cận. 1944, hầm rượu khổng lồ nhà Bollinger chính thức chuyển thành một trại tập trung quy mô lớn nhất vùng.
Tiếp quản công việc kinh doanh của người chồng quá cố Jacques Bollinger, không lâu sau, Lily Bollinger nhen nhóm ý định đưa thương hiệu Champagne của gia đình ra thị trường quốc tế. Chỉ trong vòng 25 năm, bà Bollinger đã thành công xây dựng mạng lưới rộng khắp Bắc Mĩ và Vương quốc Anh. Sau khi trở về từ Bắc Mĩ, các tạp chí đình đám đều xưng danh bà “Đệ nhất phu nhân Pháp” trong ấn tượng của người Mĩ.
Trang trại nho Bollinger - 1 trong 2 vườn nho duy nhất còn lại sau đại họa Phylloxera
Tọa lạc giữa trung tâm của các nhà sản xuất Champagne nổi đình nổi đám, nơi đã đánh mất hoàn toàn phương pháp ủ rượu truyền thống, thay bằng những thùng thép không gỉ với giá trị kinh tế cao, Bollinger vẫn giữ nguyên di sản của mình và tiếp tục ủ rượu Champagne trong các thùng sồi hơn 100 năm tuổi. Hơn 4000 thùng gỗ sồi được đặt làm từ Burgundy, mang đến hương thơm độc bản không thể có được khi ủ rượu trong thùng thép.
Trên thế giới hiện nay, chỉ còn duy nhất Bollinger và Champagne Krug còn sử dụng phương pháp này. Mỗi năm, các loại rượu thượng hạng nhất sẽ được giữ lại số lượng nhất định để đóng các siêu phẩm Champagne Magnum.
Hơn 10 năm về trước, khi các nhân viên sắp xếp hầm rượu nhà Bollinger được điều động bố trí lại các kho rượu lâu năm, họ bất ngờ phát hiện đằng sau các thùng rượu rỗng là cả một gian phòng ủ rượu với hơn 600 chai Champagne Magnum và bộ sưu tập rượu Champagne lâu đời của gia tộc Bolly được lão hóa từ những năm 1830. Các chai rượu vintage lâu đời như vậy đang được trưng bày tại 2 bảo tàng rượu vang: Galerie 1829 và La Réserve.
50 năm sau khi Bollinger tung ra thị trường những dòng Champagne đầu tiên, chất lượng rượu thượng hạng đã thành công thu hút ánh nhìn của Hoàng gia Anh. 1884, thương hiệu chính thức nhận được giấy phép cung cấp Champagne từ Nữ hoàng Victoria. Vinh dự được phục vụ cho các nhân vật Hoàng gia Anh ngày nay vẫn được in trên thiết kế nhãn chai của họ.