Mỗi lần khui một nắp chai sâm-panh giá trên 5 triệu, bạn có bao giờ tự hỏi ngành công nghiệp rượu vang thực sự mang lại lợi nhuận như thế nào không? Các chai này thực sự có giá bao nhiêu và nó có thực sự đáng giá gấp 10 lần một chai vang giá 500 nghìn đồng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành kinh doanh rượu vang và thu nhập thực tế của họ trong bài viết này.
Trước hết, ta cần hiểu tỷ suất lợi nhuận này được tính bằng lợi nhuận nhận được chia cho doanh thu.
Các nhà hàng và quán bar có tỷ suất lợi nhuận khoảng 70% đối với rượu vang, trong khi của các nhà bán lẻ thường nằm trong khoảng 30–50%.
Các nhà phân phối và bán buôn thường có tỷ suất lợi nhuận từ rượu vang khoảng 28–30%, còn các nhà sản xuất và vườn nho sẽ kiếm được tỷ suất lợi nhuận gộp khoảng 50%.
Xem thêm - Những yếu tố ảnh hưởng đến giá rượu vang.
Nhà máy rượu có thể có quy mô từ nhỏ đến lớn. Khi đề cập đến làm công việc nhà xưởng, chúng tôi muốn nói đến tất cả các khía cạnh của ngành rượu vang, từ công việc sản xuất đến tiếp thị.
Công việc này thường phù hợp cho hộ gia đình có điều kiện và kinh tế, hoặc cho những người tìm kiếm việc làm trong cộng đồng ổn định, lâu dài.
Về thu nhập, những người làm trong xưởng sản xuất có lương đi đôi với chức vụ. Bởi ở Việt Nam những việc làm liên quan đến xưởng sản xuất còn hiếm, sau đây là thu nhập theo năm của việc làm trong xưởng sản xuất rượu theo thống kê của Mỹ như sau:
Đây là công việc làm cho nhà máy hoặc làm cho cơ sở trồng nho để bán cho nhà máy.
Công việc này dành cho người yêu thích việc làm vườn và thường nên có sức khỏe tốt. Bởi bạn sẽ phải làm ở ngoài trời và thường xuyên phải thức đêm hôm trong những ngày thu hoạch.
Thu nhập của người trồng nho ở Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng từ 100 - 200 triệu VND/năm.
Ở cấp độ này, bạn sẽ nhận thấy tỷ suất lợi nhuận tăng đáng kể. Trong khi nhiều nhà bán lẻ thường đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận của họ ở mức từ 30 đến 35%, thì phạm vi này đôi khi có thể lên tới 50%.
Nhà bán lẻ cần có kiến thức đủ sâu sắc về rượu vang để giúp người tiêu dùng chọn sản phẩm. Họ cũng cần am hiểu thị hiếu của khách hàng.
Vì vậy, công việc này phù hợp với những người niềm nở, hoạt bát và có lòng đam mê với rượu vang, có thể xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng và lôi kéo khách hàng mới. Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng thường có lịch trình nhất quán, nên đây sẽ là nghề khá “hành chính”.
Các nhà phân phối và nhập khẩu chủ yếu cung cấp cho hoạt động kinh động kinh doanh của nhà hàng, các cửa hàng bán lẻ. Là người trung gian trong cơ cấu ba cấp, các nhà phân phối kiếm lợi nhuận bằng cách lấy rượu từ nhà sản xuất. Sau đó, họ bán chúng cho các nhà bán lẻ và những người mua khác. Hầu hết các nhà phân phối đều hoạt động với tỷ suất lợi nhuận từ 28 đến 30%. Nhưng con số thực tế phụ thuộc vào sức mua của nhà bán lẻ và mối quan hệ của họ với nhà sản xuất và các khoản chiết khấu. Các nhà phân phối cũng có thể thuê một nhà phân phối rượu để tìm nguồn cung cấp rượu vang chất lượng cao.
Như vậy có thể thấy, công việc đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về buôn bán rượu vang, hiểu rõ luật xuất - nhập khẩu, có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp và khả năng kết nối cộng động tốt.
Công việc này hợp với những người siêu năng động, khiêm tốn, kiên trì và có tổ chức.
Thu nhập của ngành nghề này ở Việt Nam/năm như sau:
Các cơ sở tại chỗ thường là nhà hàng và quán bar. Tiêu chuẩn ngành về tỷ suất lợi nhuận của rượu vang tại các nhà hàng và quán bar là khoảng 70%. Điều đó khiến rượu vang trở thành món đồ có lợi nhất trong thực đơn của các cơ sở này. Các nhà hàng rượu vang không cần quá cầu kỳ trong loại rượu. Điều công việc này cần là những chai rượu phải hoàn toàn hợp với thực phẩm và trải nghiệm. Giá bia và giá rượu khác cũng không đủ cao để sánh ngang với rượu vang.
Công việc dành cho những người thích không ngại làm việc ngoài giờ, có thể kiểm soát tốt cảm xúc và có khả năng giao tiếp linh hoạt.
Về thu nhập của ngành nghề này ở Việt Nam/năm như sau:
Còn có một lựa chọn công việc khác có lợi cho cả người bán và người tiêu dùng - đó là việc người sản xuất rượu bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Đối với các nhà máy rượu, đây thường là một trong những cách tốt nhất để kiếm lợi nhuận. Khi người tiêu dùng mua một chai rượu trực tiếp tại nhà máy rượu, họ thường trả toàn bộ giá bán lẻ cho nó. Số tiền này đi thẳng đến nhà máy. Tuy nhiên, nhà máy rượu vẫn cần tính các chi phí khác trên chai đó, chẳng hạn như nhân sự, quản lý hàng tồn kho và lãi thẻ tín dụng.
Điều kiện khí hậu – Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với các vườn nho, vì nhiệt độ và lượng mưa thay đổi ảnh hưởng đến sản lượng nho và chất lượng thực tế của rượu vang. Ở Việt Nam, không phải địa phương nào cũng có thể trồng được nho và việc trồng nho chỉ giới hạn trong một vài khu vực địa lý cụ thể
Cạnh tranh thị trường khốc liệt – Rượu vang Việt Nam hiện nay còn ít chủng loại và chất lượng ở tầm trung bình, khó cạnh tranh với những chai vang của các nước có truyền thống lâu đời khác. Để thành công trên thị trường này, các nhà sản xuất và phân phối rượu vang phải tập trung vào đổi mới, tạo sự khác biệt cho sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng.
Chính sách thuế rượu vang tại Việt Nam tốt hơn nhiều nước khác nhờ chính sách miễn thuế hải quan và các hiệp định thương mại tự do. So sánh tiêu biểu, tại Trung Quốc áp thuế hơn 200% đối với rượu vang Úc, Mỹ trong 5 năm trở lại đây.
Thương mại điện tử và mạng xã hội phát triển – Các nền tảng điện tử cung cấp một kênh tuyệt vời để bán rượu vang trực tiếp cho người tiêu dùng.
Nhu cầu tăng cao trong dịp lễ, Tết: quà tặng doanh nghiệp đại diện cho một phân khúc thị trường trọng điểm có thể tạo ra tới 80% doanh số bán rượu cả năm của doanh nghiệp.
Rượu Tốt là hệ thống cửa hàng rượu ngoại phân phối uy tín và đã có cơ sở ở nhiều thành phố. Mong rằng bài viết này đã cho bạn cái nhìn tổng quan về nghề rượu vang và có những cân nhắc cho bản thân. Rượu Tốt chúc bạn ngày tốt lành!