Cách ngâm rượu ba kích đúng chuẩn sẽ là “thần dược” đối với cánh mày râu khi giúp tăng cường sức khỏe sinh lý và kéo dài thời gian vui vẻ cho vợ chồng. Hôm nay, Rượu Tốt sẽ gợi ý cho bạn 5+ cách ngâm rượu ba kích ngon nhất bồi bổ cho chồng nhé!
Ba kích hay còn gọi là ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê. Theo sách nghiên cứu hiện đại, trong rễ ba kích có chất anthraglucozit, đường, rất ít tinh dầu, nhựa và axit hữu cơ, trong rễ tươi có vitamin C. Rượu ba kích làm từ rễ cây ba kích, là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí.
Ba kích sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời, là một thành phần đã được dùng từ lâu trong Y học cổ truyền để ngâm rượu hoặc sắc thành thuốc. Trong đó, rượu ba kích có một công dụng thú vị chính là khả năng tăng sức bền bỉ, độ dẻo dai cho sức khỏe sinh lý nam. Kết hợp rượu ba kích với các dược liệu khác giúp đảm bảo chất lượng “cuộc yêu”, hỗ trợ điều trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm…
Là một vị thuốc tốt, song việc sử dụng ba kích nói chung và sử dụng rượu ngâm ba kích nói riêng có thể phản tác dụng nếu bạn không biết cách ngâm rượu ba kích đúng. Sau đây là một số lưu ý khi ngâm rượu ba kích và 5 cách ngâm rượu ba kích ngon nhất bạn có thể tự làm tại nhà.
Muốn có được bình rượu ngâm ba kích ngon, bạn phải lựa chọn được những củ ba kích đạt chuẩn. Trên thị trường hiện nay có 2 loại ba kích phổ biến là loại ba kích trắng và ba kích tím. Theo kinh nghiệm dân gian, rễ ba kích to, mập, cùi dày, có màu tím là loại tốt. Rễ ba kích sau khi đào lên đem về rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô thì dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh không để giập nát), rồi rút bỏ lõi gỗ (có độc) bên trong. Sau đó, đem phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô, cuối cùng cắt thành từng đoạn ngắn. Nên sử dụng bình thủy tinh để bảo quản rượu được tốt hơn.
Ba kích có thể ngâm cùng rượu gạo hoặc rượu nếp, tùy thành phần mà thời gian ngâm có thể kéo dài từ 7 đến 30 ngày. Tuy nhiên để càng lâu thì rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc trưng của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu sẽ chuyển sang màu xanh tím, khi uống có mùi thơm ngậy.
Ngâm rượu ba kích tươi với đỗ đen
Ngâm rượu ba kích khô với đỗ đen
Lưu ý: Những người có bệnh về đường tiêu hóa không nên sử dụng.
(Các công thức tham khảo nghiên cứu của Bác sĩ Phó Thuần Hương)
Lưu ý: Cả ba kích và mật ong đều có tính ấm, khi kết hợp sẽ là một vị thuốc khiến cơ thể sinh lượng nhiệt tương đối. Nếu bạn là người có cơ địa nóng hay đang bị sốt thì không nên lạm dụng bài thuốc này.
Bài viết trên đã cho bạn những công thức để ngâm rượu ba kích cùng những nguyên liệu cực đơn giản, dễ tìm. Rượu Tốt chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng!